Ước mơ thoát nghèo từ ánh điện nơi đất khách quê người và chiếc máy tính cũ

Năm tôi 14 tuổi gia đình không may gặp biến cố lớn. Bố mẹ tôi dù đau lòng nhưng vẫn phải gửi con cái mỗi đứa một nơi cho bà con họ hàng chăm sóc còn hai người dứt áo ra đi, sang Đài Loan xuất khẩu lao động. Tôi là đứa lớn nhất nhà nên được gửi vào tận Bình Dương sống cùng dì ruột. Hai đứa em nhỏ hơn ở lại sống cùng ông bà nội ngoài Bắc.

Giống như bao phận người mong muốn thoát nghèo, dì tôi từ Bắc vào Nam lập nghiệp, nói vậy cho sang chứ dì cũng chỉ làm công nhân ở một công ty may mới thành lập tại Bình Dương, còn dượng tôi thì thu mua phế liệu loanh quanh mấy khu công nghiệp. Hai người tất tả ngược xuôi kiếm tiền nuôi hai đứa con nhỏ đã đủ vất vả nên việc đèo bòng thêm đứa cháu thật chẳng dễ dàng gì.

Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh xóm trọ nghèo nơi chúng tôi sống một thời gian dài dưới Bình Dương. Những dãy nhà tạm bợ, chật hẹp được chủ đất dựng lên san sát nhau chạy dài men theo những con đường tắt dẫn vào khu công nghiệp. Không gian ẩm thấp, bụi đất khắp nơi. Những chiếc lồng heo, gà, chó của mấy bà buôn kêu rát cả tai. Không chỉ có vậy, nơi đây còn thường xuyên ngập trong mùi của trái cây thối, của cá mắm, của hàng trăm thứ lưu cữu…và chìm trong bóng tối mỗi khi đêm về.

Có một sự thật là cho đến đầu những năm 2000 khu trọ tôi ở vẫn chưa có điện. Vì không có điện nên đám con nít trong xóm thường chơi mấy trò đánh đáo, ú tim, nhảy lò cò thay vì xem tivi vào buổi tối. Người già thì túm tụm bàn chuyện thời sự thế giới từ những mẩu tin tức lượm lặt được trong ngày. Mỗi phòng trọ sẽ có vài ngọn đèn dầu hoặc nhà nào có điều kiện hơn thì sắm cho mình một bình ắc quy nhỏ để thắp sáng.

Xóm trọ nhỏ của tôi cũng may mắn được điện thắp sáng. Những ngày đầu ánh điện chiếu sáng xóm nghèo chính là cột mốc đánh dấu cho hành trình theo đuổi ước mơ của tôi.

Người thuê trọ là dân tứ xứ khắp ngả đổ về đây làm ăn buôn bán. Họ đã quen với cảnh lao động vất vả nên không có nhiều nhu cầu giải trí. Vì vậy, thời gian buổi tối, dưới ánh sáng leo lét, những đôi tay nhanh nhẹn vẫn thoăn thoắt gấp hàng mã, dán tem mác, cắt chỉ thừa tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống cực nhọc cứ như vậy bình lặng trôi qua.

Ba năm sau khi các nhà máy mọc lên nhiều hơn, tỉnh Bình Dương và Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) bắt đầu quy hoạch và nâng cấp hệ thống điện công nghiệp để phục vụ sản xuất thì lưới điện mới phủ khắp khu vực. Xóm trọ nhỏ của tôi cũng may mắn được điện thắp sáng. Những ngày đầu ánh điện chiếu sáng xóm nghèo chính là cột mốc đánh dấu cho hành trình theo đuổi ước mơ của tôi.

Kinh tế xanh và ánh sáng điện: Thắp sáng ước mơ thoát nghèo cho người dân - Ảnh 1.

Điện về xóm nhỏ thắp sáng ước mơ

ẢNH MINH HỌA TÁC GIẢ CUNG CẤP

Mặc dù kinh tế không dư dả nhưng dì luôn tạo điều kiện cho tôi được học hành tử tế và ủng hộ tôi theo đuổi con đường tri thức. Dì vẫn tâm niệm rằng “nghèo cũng phải cố cho thằng Tèo đi học”. Năm tôi học lớp mười, một buổi chiều sau khi đi làm về, dượng tôi chở sau xe một chiếc máy tính cây cồng kềnh và cũ kỹ. Màu trắng của nhựa – vỏ máy đã ngả sang màu vàng đục. Dượng mua lại của một gia đình khá giả và mang về cho tôi tập đánh máy.

Dì tôi than: “Không có điện chứ đáng ra tụi bây phải học đánh chữ sớm hơn. Ở công ty tao người ta làm bàn giấy, ngồi phòng điều hòa, đánh máy vi tính, lương cao lắm”. Vậy là ước mơ thoát nghèo của tôi bắt đầu từ ánh sáng điện lấp lánh nơi đất khách quê người cùng món quà quý giá của dì dượng – chiếc máy tính cũ.

Từ ngày có điện buổi tối tôi không còn phải ngồi cắt chỉ thừa từ đống hàng quần áo may sẵn nữa mà dành thời gian làm quen với word, excel. Tôi miệt mài tự học suốt hai năm cuối cấp ba. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, tôi đã có thể sử dụng máy vi tính thành thạo. Đó là một chuyện xưa nay hiếm tại khu trọ nghèo tôi ở.

Nếu năm ấy điện không về xóm nhỏ đúng thời điểm học cấp ba, tôi sẽ chẳng bao giờ được tiếp xúc với máy vi tính và chưa chắc tôi đã thi đại học ngành công nghệ thông tin. Nếu năm ấy điện không về xóm nhỏ, cuộc đời tôi cũng sẽ giống như bao đứa trẻ khác trong khu trọ nghèo đó, lại tiếp tục dành cả những năm tháng tuổi trẻ lao động cật lực trong khu công nghiệp.

Sau này khi rời Bình Dương lên Sài Gòn học đại học, nhờ kỹ năng sử dụng máy tính thông thạo, tôi dễ dàng tìm được công việc bán thời gian tại một tiệm photocopy. Nhiệm vụ của tôi hàng ngày là đánh văn bản, bài tập, luận án, luận văn cho sinh viên các trường đại học khu vực thành phố Thủ Đức. Đến năm thứ hai, tôi xin làm thêm ở quán game để có cơ hội học thêm về lập trình. Thấy tôi nhanh nhẹn lại ham học hỏi, ông chủ cho tôi được tiếp xúc với nhiều phiên bản trò chơi mới phục vụ cho việc quản lý công việc.

Thấm thoát 4 năm đại học trôi qua, tôi trở thành kỹ sư IT làm việc cho một công ty đa quốc gia. Tôi quyết định gắn bó với Sài Gòn từ đó. Bây giờ nhiều khi nằm nghĩ vu vơ mọi chuyện xảy ra trong cuộc đời tôi đều do sự sắp đặt của số phận. Nếu năm ấy điện không về xóm nhỏ đúng thời điểm học cấp ba, tôi sẽ chẳng bao giờ được tiếp xúc với máy vi tính và chưa chắc tôi đã thi đại học ngành công nghệ thông tin. Nếu năm ấy điện không về xóm nhỏ, cuộc đời tôi cũng sẽ giống như bao đứa trẻ khác trong khu trọ nghèo đó, lại tiếp tục dành cả những năm tháng tuổi trẻ lao động cật lực trong khu công nghiệp.

Điện đã thắp sáng ước mơ tôi, thay đổi cuộc đời tôi. Mỗi khi xem các phóng sự về hành trình EVNSPC nỗ lực kéo điện lên miền núi hay những nơi hải đảo xa xôi tôi lại thấy hình bóng của mình trong câu chuyện ấy. Điện sẽ giúp cuộc đời của các em nhỏ nơi đây đổi thay. Tương lai của các em sẽ lấp lánh như ánh sáng diệu kỳ của Điện lực miền Nam len lỏi mọi ngóc ngách và vươn xa trên khắp các nẻo đường.

Cuộc thi viết “50 năm thắp sáng niềm tin” có tổng giải thưởng lên đến 100 triệu đồng.

– Nhận bài thi đến hết ngày 30.4.2025.

– Email: 50namdienmiennam@thanhnien.vn. Mời quý bạn đọc xem thể lệ cuộc thi trên thanhnien.vn/evnspc.vn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *