Sâm Việt Nam, đặc biệt là sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu, đang được coi là quốc bảo với giá trị dược lý vượt trội. Báo Thanh Niên đã đưa tin về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, khẳng định tầm quan trọng của loại sâm này. Sự công nhận từ giới khoa học đã góp phần nâng cao uy tín của sâm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cùng Báo Thanh Niên tìm hiểu sâu hơn về giá trị không thể thay thế của sâm Việt Nam.
Quyết định 611/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 cũng đã thể hiện ý chí trong việc biến sâm quốc bảo trở thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế được kỳ vọng là “cây tỉ USD”. Tuy nhiên, lộ trình hiện thực hóa Quyết định 611 đang gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Tôn vinh, khẳng định giá trị của sâm Việt
Hội thảo Chung tay vì sự phát triển sâm quốc bảo nhằm tôn vinh, khẳng định giá trị của sâm Việt, đồng thời tìm cách tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong việc phát triển ngành sâm dược liệu.
Hội thảo với sự tham dự và tham luận của các nhà khoa học danh tiếng có những nghiên cứu chuyên sâu về sâm Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo các địa phương có vùng trồng sâm; các doanh nghiệp trồng, chế biến sâm Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB)…
Thông qua hội thảo lần này, Báo Thanh Niên hy vọng sẽ tạo được hiệu ứng truyền thông tích cực trên hai khía cạnh chính: Một là, nhìn thẳng vào thực trạng phát triển ngành sâm Việt Nam hiện nay để tìm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, bất cập còn tồn tại. Hai là thu hút được sự quan tâm của xã hội, từ đó tiếp cận đến với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng của sâm Ngọc Linh, sâm Lai Châu.
Báo Thanh Niên xin chân thành cảm ơn quý công ty, đối tác đã chọn Thanh Niên là một trong những kênh quảng bá thương hiệu và đồng hành tin cậy.