Đến tiền sửa xe cũng tiết kiệm

Tỷ lệ hỏng hóc của xe xăng gấp 2,5 lần xe điện

Theo kết quả từ một nghiên cứu mới của Câu lạc bộ ô tô Đức (ADAC) – tổ chức cứu hộ xe lớn nhất châu Âu, xe điện (EV) đang cho thấy độ tin cậy vượt trội so với xe sử dụng động cơ đốt trong (ICE). Sau khi ghi nhận hơn 3,6 triệu ca cứu hộ trên đường trong năm qua, ADAC đã phân tích và đưa ra kết luận rằng xe điện ít gặp sự cố hơn.

Mua xe điện 'lợi đơn lợi kép' là đây: Đến tiền sửa xe cũng tiết kiệm- Ảnh 1.

Trung bình cứ 1.000 xe điện thì có 4,2 trường hợp hỏng hóc, trong khi xe chạy xăng/dầu cùng độ tuổi gặp tới 10,4 sự cố

Cụ thể, với các xe đăng ký từ năm 2020 đến 2022, trung bình cứ 1.000 xe điện thì có 4,2 trường hợp hỏng hóc, trong khi xe chạy xăng/dầu cùng độ tuổi gặp tới 10,4 sự cố. Đây là năm đầu tiên ADAC cho biết họ có đủ dữ liệu để đưa ra nhận định chắc chắn rằng EV đáng tin cậy hơn ICE – và kết luận này càng được củng cố với thêm dữ liệu thu thập được trong năm 2024.

Mặc dù số cuộc gọi cứu hộ liên quan đến xe điện tăng lên (43.678 cuộc – chiếm 1,2% tổng số cuộc gọi), ADAC cho rằng điều này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng về số lượng xe điện trên đường. Đồng thời, do nhiều xe điện hiện đã sử dụng lâu hơn một năm, dữ liệu càng trở nên chính xác hơn.

Một điểm thú vị là lỗi phổ biến nhất ở cả xe điện và xe động cơ đốt trong lại giống nhau: pin 12V. Đây là nguyên nhân gây ra 50% số vụ hỏng ở EV và 45% ở ICE. Ngoài ra, xe ICE còn gặp nhiều vấn đề hơn ở hầu hết các hạng mục như hệ thống điện, quản lý động cơ và đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, EV lại có phần yếu thế hơn một chút khi xét về yếu tố lốp xe: trung bình có 1,3 trường hợp xe điện phải gọi cứu hộ vì lỗi lốp trong mỗi 1.000 xe, so với 0,9 ở xe ICE. Dù vậy, các mẫu EV đời mới dường như đã khắc phục được điểm yếu này.

Một lợi thế lớn khác của EV là loại bỏ hoàn toàn các sự cố cơ học phức tạp đặc trưng của ICE như thay dầu hoặc hư hỏng hệ thống truyền động, do cấu trúc vận hành đơn giản hơn.

Dù ADAC thừa nhận vẫn còn quá sớm để kết luận chính xác độ bền lâu dài của EV vì chúng chưa phổ biến đủ lâu nhưng kết quả lần này vẫn được coi là một dấu hiệu tích cực. EV không chỉ sạch hơn về mặt môi trường mà còn có thể là lựa chọn thực dụng hơn về mặt kỹ thuật trong tương lai.

Xe điện càng dùng càng rẻ

Thực tế, ô tô điện ngày càng phổ biến trên thế giới và ngày càng chứng minh những ưu điểm về chi phí sử dụng, thân thiện với môi trường…

Theo các hãng xe, chi phí sản xuất pin xe điện cao chủ yếu do các vật liệu sử dụng ở pin còn cao. Xe điện sử dụng bộ pin lithium-ion có thể tái sạc giống như các viên pin lithium-ion ở laptop hay smartphone (điện thoại thông minh) nhưng bộ pin lithium-ion ở xe điện có kích cỡ lớn hơn nhiều vì kết hợp hàng ngàn viên pin lithium-ion để có thể trữ nhiều điện hơn.

Mua xe điện 'lợi đơn lợi kép' là đây: Đến tiền sửa xe cũng tiết kiệm- Ảnh 2.

Số lượng xe điện bán ra tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ, cho thấy sự chuyển dịch tích cực của xu hướng giao thông xanh

Bên cạnh đó, các vật liệu cần thiết như cobalt, nickel, lithium và mangan để tạo ra điện cực dương ở pin xe điện thường đắt đỏ. Chúng cần phải được khai thác, xử lý và chuyển thành các hợp chất có độ tinh khiết cao. Cobalt là vật liệu quan trọng đối với pin xe điện vì nó có mật độ năng lượng cao, cho phép giảm trọng lượng pin. Ngoài ra, nó cũng có các ưu điểm khác như chịu đựng nhiệt độ cao, chống ăn mòn và dễ dàng tái chế.

Thế nhưng, một tin vui cho các hãng xe cũng như người tiêu dùng, đó là chi phí để sản xuất xe điện đang có xu hướng ngày càng giảm, nhờ những nỗ lực cải tiến về công nghệ.

Đơn cử, giá của cobalt, kim loại quý có màu xanh da trời đặc trưng còn được gọi là “vàng xanh”, từng có lúc lên hơn 90.000 USD/tấn nhưng tới cuối năm 2020 đã giảm về còn khoảng 33.000 USD/tấn. Cùng thời điểm, chi phí trung bình cho một bộ pin lithium-ion sử dụng ở xe điện khoảng 7.350 USD, giảm tới khoảng 87% so với cách đây 10 năm, theo Công ty BloombergNEF. Nếu ở thời điểm 2010, chi phí sản xuất pin xe điện ở mức 1.183 USD/kWh thì sau 10 năm đã giảm rất mạnh xuống khoảng 156 USD/kWh.

Thông qua việc nghiên cứu thị trường và xu hướng sản xuất của các hãng xe, công ty phân tích thị trường Gartner dự đoán đến năm 2027, chi phí sản xuất ô tô điện sẽ rẻ hơn so với xe sử dụng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu. Việc phải thiết kế các bộ pin lớn, công nghệ mới để gia tăng khả năng vận hành cùng chi phí nghiên cứu phát triển (R&D)… đã góp phần đẩy giá xe điện tăng cao. Tuy nhiên, những đổi mới trong kỹ thuật sản xuất cũng như cải tiến thiết kế xe điện sẽ giúp thu hẹp chi phí sản xuất, qua đó đưa mặt bằng giá ô tô điện chạy pin giảm xuống nhanh hơn so với dự kiến.

Tại Việt Nam, VinFast vừa công bố ghi nhận kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2024 vượt mong đợi với số lượng ô tô đã bàn giao đạt 97.399 chiếc, tăng 192% so với năm 2023. Đà tăng trưởng mạnh mẽ của VinFast cho thấy sự đón nhận tích cực của thị trường và xu hướng chuyển đổi xanh tại Việt Nam đang ngày càng mạnh mẽ.

Lý giải sự thành công của VinFast, các chuyên gia cho rằng hãng xe Việt đã thuyết phục được người dùng bằng 3 thế mạnh trên thị trường hiện tại: giá dễ tiếp cận, chi phí sử dụng hấp dẫn; chất lượng vượt tầm số tiền và chính sách chăm sóc đặc biệt.

Ông Trần Anh Tuấn, chuyên gia trong lĩnh vực ô tô, phân tích: Nếu so sánh giữa các mẫu xe điện VinFast hiện tại với xe xăng cùng phân khúc, mức giá của xe điện VinFast phù hợp hơn, đặc biệt là với những chính sách linh hoạt và ưu đãi tốt của hãng xe điện Việt Nam. Xe điện có thêm lợi thế lớn về chi phí lăn bánh khi lệ phí trước bạ đang ở mức 0%, giúp chi phí thực người dùng phải bỏ ra để xuống đường thấp hơn tới cả trăm triệu đồng so với các mẫu xe xăng cùng phân khúc.

Bên cạnh mức giá tốt, nhiều chủ xe điện VinFast cũng chia sẻ lý do yêu thích xe điện bởi chi phí sử dụng tiết kiệm. Tổng kết mới đây của nhiều chủ xe cho thấy số tiền thực tế phải chi trả để sạc điện cho xe chỉ bằng khoảng 1/3 – 1/4 chi phí cho xe xăng. Ngoài ra, hệ thống trạm sạc trải dài 63 tỉnh, thành cùng xưởng dịch vụ rộng khắp, đi kèm cam kết cung cấp linh kiện phụ tùng hậu mãi trong tối đa 24 giờ giúp những người sở hữu xe điện dễ dàng “quẳng mọi gánh lo” trong quá trình sử dụng

Từ chi phí sở hữu tới chi phí hoạt động, bảo hành, bảo hưỡng… xe điện đều ngày càng thấp hơn xe xăng. Người dùng xe điện “lợi đơn lợi kép”, vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo vệ môi trường, cũng là bảo vệ chính sức khỏe của bản thân và gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *