Những ‘chi phí ẩn’ khi sở hữu Nintendo Switch

Nintendo Switch là một trong những máy chơi game cầm tay phổ biến nhất hiện nay, có mặt tại rất nhiều thị trường trên thế giới, dễ dàng để sở hữu. Nhưng không phải ai cũng biết ngoài chi phí mua máy và tiền game, người dùng sẽ cần thêm một vài khoản đầu tư khác cho thiết bị này.

Tay Joy-Con phụ

Nintendo Switch có thiết kế độc đáo với đôi tay điều khiển Joy-Con lắp vào máy theo dạng module, có thể tháo rời làm tay cầm cầm hoặc gắn trên thân máy. Bộ Joy-Con mặc định có chất lượng phím bấm tốt, nhưng thường gặp tình trạng “trôi cần gạt” khiến thao tác kém chính xác. Đây là vấn đề thường thấy của các loại tay điều khiển game có cần gạt mà không sử dụng cảm biến Hall Effect.

Tay Joy-Con mua ngoài là phụ kiện đa phần người chơi Nintendo Switch đều sắm

Tay Joy-Con mua ngoài là phụ kiện đa phần người chơi Nintendo Switch đều sắm

Qua thời gian dài sử dụng, điểm tiếp xúc giữa Joy-Con và thân máy cũng có dấu hiệu kém, thi thoảng gây tình trạng đứt kết nối làm gián đoạn trải nghiệm. Lúc này, người dùng buộc phải tính đến chuyện mua các tay phụ, thậm chí nhiều người còn chi tiền mua Joy-Con mới ngay sau khi sở hữu Nintendo Switch.

Một đôi Joy-Con chính hãng Nintendo có giá khoảng hơn 1,2 triệu đồng tùy phiên bản. Ngoài ra, trên thị trường cũng có rất nhiều hãng sản xuất làm Joy-Con cho Switch như Mobapad, Coiorvis, Iine… với đa dạng tầm giá, từ vài trăm ngàn đồng tới 1,5 triệu đồng phụ thuộc vào các công nghệ và tính năng mà những tay cầm này mang lại.

Tay điều khiển ngoài

Ngoài Joy-Con, Nintendo Switch còn tương thích với một số mẫu tay cầm điều khiển game truyền thống, phù hợp với người dùng thường xuyên kết nối máy với TV hay màn hình lớn để chơi game. Những dạng tay cầm này tuy không thể gắn vào thân máy giống Joy-Con nhưng lại có nhiều tính năng độc lập hơn, mang tới trải nghiệm có tính chuyên nghiệp.

Tay Pro Controller được thiết kế dành riêng cho Switch

Tay Pro Controller được thiết kế dành riêng cho Switch

Một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất là Pro Controller được thiết kế chuyên biệt cho hệ máy Nintendo Switch, có giá bán từ 1,2 triệu đồng tới 1,5 triệu đồng, nhiều phiên bản, màu sắc khác nhau.

Người dùng cũng có rất nhiều lựa chọn sản phẩm đến từ các hãng sản xuất khác như 8BitDo, Flydigi… Nhìn chung, các loại tay cầm có kết nối không dây hay có dây đa phần có thể tương thích với máy Switch và cũng rất nhiều mức giá khác nhau theo từng hãng.

Thẻ nhớ MicroSD

Switch phiên bản 1 và 2 có bộ nhớ trong 32 GB – mức dung lượng khá thấp ở thời điểm này khi nhiều game nặng tới hơn 10 GB, thậm chí có thể hơn. Mẫu Switch OLED có dung lượng 64 GB nhưng cũng chỉ như “muối bỏ bể” khiến người dùng phải mua thêm thẻ nhớ ngoài mới có đủ dung lượng để tải về và cài đặt các tựa game yêu thích trên mẫu máy di động này.

Thẻ nhớ MicroSD dung lượng 256 GB được xem là

Thẻ nhớ MicroSD dung lượng 256 GB được xem là “đủ dùng” với đa số người chơi

Thông thường, người dùng sẽ chọn loại thẻ 128 GB nếu nhu cầu chơi không nhiều, nhưng mức được nhiều người chơi lâu năm khuyến nghị là tối thiểu 256 GB nếu sử dụng cả game mua trực tuyến lẫn loại chạy băng. Trường hợp chơi nhiều và chỉ mua bản game Digital (phần mềm), người chơi nên nâng cấp thẻ 512 GB để đảm bảo lưu trữ được thoải mái.

Để tối ưu chi phí, không nên mua những mẫu thẻ MicroSD có in thương hiệu Nintendo, trừ khi bạn là một người thích sưu tập tất cả vật phẩm liên quan đến Nintendo và Switch. Các dòng thẻ này không khác gì hàng thường đang bán trên thị trường, trừ thương hiệu được in lên nhưng lại có mức giá cao hơn hẳn.

Dịch vụ Nintendo Switch Online

Nintendo Switch Online là gói dịch vụ thuê bao game trực tuyến của Nintendo, nhiều nét tương đồng với Sony PlayStation Plus hay Xbox Game Pass của Microsoft.

Dịch vụ Switch Online mang đến thêm một số giả lập và đặc quyền cho chủ thuê bao

Dịch vụ Switch Online mang đến thêm một số giả lập và đặc quyền cho chủ thuê bao

Ngoài tính năng chơi trực tuyến, người dùng còn nhận được phần thưởng phụ như thêm trình giả lập chơi các game cổ, truy cập tới các trò đa người chơi được phát hành độc quyền cho dịch vụ này như Tetris 99, F-Zero 99, hay ứng dụng Nintendo Music…

Ngoài chơi trực tuyến, bạn còn nhận được một phần thưởng như các trình giả lập trò chơi retro, truy cập vào các trò chơi nhiều người chơi độc quyền như Tetris 99 và F-Zero 99, ứng dụng điện thoại thông minh Nintendo Music hay một vài bản nội dung mở rộng (DLC) dành cho số ít tựa game phổ biến khác…

Giá gói 20 USD hoặc 50 USD một năm, nhưng đây không phải là dịch vụ bắt buộc.

Dán màn hình, phụ kiện bảo vệ

Đây cũng là một khoản chi không bắt buộc, nhưng hầu hết mọi người đều đổ tiền vào hạng mục này. Nintendo Switch có mức giá tương đối cao, và lại là thiết bị điện tử với nhiều chi tiết có thể hư hỏng nếu bị tác động ngoại lực, tương tự như smartphone hay máy tính bảng. Do vậy, nhiều người đã bỏ tiền mua miếng dán cường lực để bảo vệ màn hình khỏi va đập, tránh trầy xước.

Túi đựng, dán màn hình... là những phụ kiện không thể thiếu dành cho Switch hiện nay

Túi đựng, dán màn hình… là những phụ kiện không thể thiếu dành cho Switch hiện nay

Cùng với đó là các loại phụ kiện bảo vệ như bao đựng (loại cứng ngoài vỏ, lót nhung hoặc nỉ mềm ở trong) để giữ an toàn khi mang máy di chuyển do tính cơ động của sản phẩm này, ốp silicon dành cho tay cầm, thân máy, dán trang trí chống xước, báng (grip) gắn thêm khi chơi game… Khoản này nếu rẻ cũng có thể “ngốn” của chủ nhân khoảng 1 triệu đồng.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *