“53 độ C” là nhiệt độ bề mặt bê tông, nhựa đường
Thông cáo cho biết: Sau khi thực hiện sáp nhập, đơn vị này có tên mới là Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ và Tây nguyên. Liên quan tới mức nhiệt độ 53 độ C trong bản tin phát hành ngày 23.4, là trị số được đề cập về nhiệt độ bề mặt ở đây cụ thể là nhiệt độ đo tại bề mặt bê tông, nhựa đường vào thời điểm có nắng chiếu trực tiếp – không phải là nhiệt độ cảm nhận hay nhiệt độ không khí thông thường.

Đó đó, số liệu thường cao hơn đáng kể so với nhiệt độ không khí do các bề mặt đô thị hấp thụ và giữ nhiệt mạnh dưới điều kiện nắng nóng gay gắt. Việc công bố thông tin này nhằm hỗ trợ các đơn vị chức năng như ngành điện lực, y tế, giao thông… chủ động trong công tác điều phối, điều chỉnh hoạt động phù hợp trong điều kiện thời tiết cực đoan.
Về nhiệt độ cảm nhận, đây là chỉ số được tính toán từ các yếu tố như nhiệt độ không khí, độ ẩm và gió – phản ánh mức độ nóng mà cơ thể người thực sự cảm nhận. Chỉ số này được đưa vào bản tin với tính chất tham khảo, nhằm hỗ trợ cộng đồng – đặc biệt là các nhóm dễ bị ảnh hưởng như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người lao động ngoài trời – có sự chuẩn bị phù hợp trong các đợt nắng nóng. Trên thực tế, nhiệt độ cảm nhận thấp hơn nhiều so với nhiệt độ đo tại bề mặt bê tông như đã nêu trên.
Trong quá trình tổng hợp và xây dựng bản tin, do chưa phân biệt rõ giữa các khái niệm chuyên môn khi truyền tải dữ liệu, một số cơ quan báo chí có thể đã trích dẫn chưa đầy đủ hoặc chưa đúng bản chất thông tin, dẫn đến những hiểu nhầm trong cộng đồng về việc sử dụng thông tin.
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên xin được đính chính nội dung nêu trên, đồng thời trân trọng đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành, phối hợp chặt chẽ trong việc truyền tải các thông tin khí tượng thủy văn một cách chính xác, dễ hiểu và kịp thời đến cộng đồng.
Nhiệt độ cảm nhận cảm nhận là gì, vì sao lại quan trọng?
Trong những ngày nắng nóng, nhiều người ra đường cảm thấy trời nóng bức, oi ả hơn rất nhiều so với con số nhiệt độ được cơ quan khí tượng công bố, khiến cho nhiều người cảm thấy nghi ngờ về con số nhiệt độ dự báo hoặc con số nhiệt độ mà cơ quan dự báo thông báo. Cần hiểu rõ, nhiệt độ cơ quan khí tượng công bố là nhiệt độ được đo trong lều khí tượng; còn nhiệt độ chúng ta cảm nhận đó là nhiệt độ ngoài trời, chính là sự khác biệt giữa nhiệt độ thực tế và nhiệt độ cảm nhận (apparent temperature).
Nhiệt độ cảm nhận là chỉ số thể hiện cảm giác thực tế của con người khi tiếp xúc với điều kiện thời tiết, đặc biệt là khi có độ ẩm cao hoặc gió mạnh. Nó phản ánh mức độ ảnh hưởng của môi trường lên cơ thể, không chỉ đơn thuần dựa vào nhiệt kế.
Ví dụ: Nhiệt độ ngoài trời có thể là 34°C, nhưng cơ thể có thể cảm thấy như đang ở mức 41°C nếu độ ẩm cao.
Hiện nay có 2 công thức tính nhiệt độ cảm nhận phổ biến và theo 2 công thức này thì mỗi 10% độ ẩm tăng lên, nhiệt độ cảm nhận có thể tăng thêm 2 – 4 độ C. Khiến nguy cơ say nắng, mất nước, hoặc sốc nhiệt tăng cao đặc biệt với người làm việc ngoài trời.
Cũng cần lưu ý, nhiệt độ cảm nhận phản ánh đúng hơn tác động thực tế của thời tiết lên sức khỏe. Giúp người dân chuẩn bị trang phục, lên kế hoạch hoạt động ngoài trời, và phòng tránh các bệnh liên quan đến nắng nóng. Là yếu tố quan trọng trong việc truyền thông cảnh báo thời tiết cực đoan, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Như vậy chúng ta không chỉ nhìn vào con số nhiệt độ trên bản tin thời tiết – hãy quan tâm đến nhiệt độ cảm nhận để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Với độ ẩm cao, mức độ nắng nóng mà cơ thể phải chịu có thể vượt xa con số trên nhiệt kế.
Sáng cùng ngày, mức nhiệt cảm công bố lên tới 53 độ C đã gây nhiều băn khoăn cho người dân dù nắng nóng gay gắt kéo dài liên tục mấy ngày qua.