Việt Nam có trở thành cái nôi tài năng công nghệ số?

Trong bối cảnh, công nghệ mới đã, đang và sẽ được áp dụng triệt để trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, đối tượng bị tổn thương mạnh mẽ nhất là những người lao động ở trình độ thấp, đặc biệt là những lao động không có tư duy, kỹ năng số.

Theo một báo cáo gần đây của một đơn vị khảo sát, bình quân cứ 10 thanh niên Việt Nam thì có 1 thanh niên bị thất nghiệp. Lao động trẻ cũng có nguy cơ mất việc cao gấp 3 lần so với những nhóm khác. Theo các chuyên gia cảnh báo tại Việt Nam, 75% lao động ngành điện tử và 86% lao động ngành dệt may, da giày cũng trong tình trạng đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi tự động hóa.

- Ảnh 1.

Còn theo giả định của Ngân hàng thế giới, nếu Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu về số lượng lao động có tay nghề cao trong quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, nền kinh tế có thể mất tới 2 triệu việc làm vào năm 2045. Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, “quá trình số hóa sẽ vừa làm mất đi một số việc làm nhưng cũng vừa tạo ra việc làm mới. Việc làm sẽ mất đi tại các ngành công nghệ có thể thay thế con người trong khi việc làm mới sẽ được tạo ra trong những ngành cần sự bổ trợ tương hỗ giữa công nghệ hiện đại và lao động có tay nghề”, chuyên gia của Ngân hàng thế giới nhấn mạnh.

Trong một thế giới hoàn hảo (không có rào cản), số lượng các việc làm mới do quá trình chuyển đổi số tạo ra sẽ nhiều hơn gấp 7 lần so với số việc làm bị mất đi. Đến năm 2045, ước tính Việt Nam có khoảng 10 triệu việc làm mới được tạo ra. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo điều này phụ thuộc vào thực tế lực lượng lao động trong nước có đủ kỹ năng phù hợp thông qua các nền tảng số hay không.

- Ảnh 2.
- Ảnh 3.

Các công nghệ, như: trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning), phân tích dữ liệu lớn (big data analytics), blockchain…, làm thay đổi các đòi hỏi về kỹ năng, từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng năng lực và phát triển kỹ năng số của lực lượng lao động trong nền kinh tế số.

Theo các chuyên gia nhận định, kỹ năng số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, tích hợp, giao tiếp, đánh giá và tạo ra thông tin an toàn và phù hợp. Theo đó, khung kỹ năng số cho lực lượng lao động nói chung được xác định gồm 7 năng lực: vận hành phần mềm và thiết bị; kiến thức về dữ liệu và thông tin; giao tiếp và cộng tác; sáng tạo nội dung kỹ thuật số; an toàn; giải quyết vấn đề; các năng lực liên quan đến nghề nghiệp ở 4 cấp độ thành thạo (cơ bản, trung cấp, cao cấp và chuyên môn cao).

Thực tế đã chứng minh, những nhân sự có tư duy số, kỹ năng số (AI, STEM,…) sẽ không lo mất việc. Để đáp ứng nhu cầu phát triển các loại hình dịch vụ ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0, có 60,9% doanh nghiệp đã bổ sung vị trí việc làm/công việc mới, đặc biệt các công việc yêu cầu về công nghệ thông tin. Còn theo nghiên cứu do Amazon Web Services (AWS) công bố, khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) được ứng dụng rộng rãi, nhà tuyển dụng sẵn sàng trả lương cao hơn tới 36% cho người lao động có kỹ năng và kinh nghiệm AI.

- Ảnh 4.

Chia sẻ về tầm quan trọng của tư duy số, kỹ năng số, đặc biệt là các kỹ năng ứng dụng AI, ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT, Tập đoàn FPT: “AI không cướp việc của chúng ta, chỉ những người biết sử dụng AI cướp việc của chúng ta. Nhiều nhà máy ở Việt Nam số robot nhiều hơn công nhân, thậm chí nhà máy không dùng công nhân. Nhiều ngành nghề đã bị AI, robot thay thế. Vậy chúng ta phải làm gì để trở thành thế hệ không sợ AI, làm chủ thế giới, biến AI thành “con sen”, “osin”. Câu trả lời theo ông Tiến, ngoài ngoại ngữ, ít nhất là tiếng Anh, tư duy sáng tạo thì cần phải có tư duy hệ thống, tư duy dữ liệu, hiểu biết công nghệ, đặc biệt là các công nghệ mới như AI, Big Data.

- Ảnh 5.

Chuyển đổi số – động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Đất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển này. Trong đó, chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế – xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng…

Rõ ràng, nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng chuyển đổi số trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao sẽ là nhân tố quan trọng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.

Trong một sự kiện công nghệ quốc tế mới đây, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ, thế giới đang đối mặt với ba cuộc chuyển đổi: “chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi xanh và chuyển đổi AI. Việt Nam sẽ trở thành cái nôi cung cấp tài năng công nghệ cho thế giới. Việt Nam có nguồn nhân lực trẻ tài năng và đây chính là nguồn lực cho giai đoạn mới”.

- Ảnh 6.

Theo Ngân hàng thế giới Việt Nam, Việt Nam trong nhóm phát triển khá đứng thứ 115/191 quốc gia và là một trong những nước ở khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có điểm cao nhất về chỉ số vốn nhân lực (HDI). Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để nguồn nhân lực của Việt Nam có khả năng chuyển đổi, ứng dụng công nghệ số trong kỷ nguyên mới.

Chỉ riêng Tập đoàn FPT, hiện có hơn 80.000 nhân sự và đang phấn đấu đạt con số 1 triệu nhân sự vào năm 2035. FPT đã hợp tác với các ông lớn trong đào tạo trí tuệ nhân tạo (AI) gồm Nvidia, Landing AI, Mila. Đưa AI vào đào tạo học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, mở khoa đào tạo AI, bán dẫn…

- Ảnh 7.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *